Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, cần thiết bổ sung cho cơ thể hằng ngày. Vậy nước nóng hay nước lạnh có lợi cho sức khỏe và thư giãn tinh thần? Thời điểm uống nước phù hợp là khi nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Lợi ích của nước lạnh
Nhiệt độ nước lạnh dao động 8 – 10 độ C, uống nước lạnh đúng cách và đúng thời điểm không chỉ mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái, dễ chịu, còn có lợi cho sức khỏe.
– Sau khi tập thể dục thể thao: Cơ thể tăng nhiệt độ, toát nhiều mồ hôi, mất nhiều nước và muối trong quá trình tập luyện. Do đó, sau khi kết thúc buổi tập 5 – 7 phút, bạn hãy nghỉ ngơi và uống từ từ, từng ngụm nhỏ nước lạnh để tránh mất nước, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa chuột rút.
– Giảm nguy cơ đột quỵ: Mùa hè hoặc vào những ngày nắng nóng gay gắt, đặc biệt là khi vận động nhiều, cơ thể mất nhiều nước, tiêu hao nhiều năng lượng, dễ phát sinh tình trạng đột quỵ nguy hiểm. Vào những lúc này, bạn nên uống 1 ly nước lạnh để ngăn ngừa tình trạng trên.
– Hỗ trợ giảm cân: Nước lạnh giúp cơ thể loại bỏ độc tố, tăng lượng calo đốt cháy và ức chế sự thèm ăn. Thường xuyên uống nước lạnh mang lại hiểu quả giảm cân, trả bạn vóc dáng đẹp như mong đợi.
2. Lợi ích của nước ấm
Nhiệt độ nước ấm thường ở mức 27- 41 độ C. Duy trì việc uống nước ấm hằng ngày, nhất là vào mỗi buổi sáng thức dậy giúp khỏe mạnh về cả cơ thể và tinh thần.
– Làm chậm quá trình lão hóa: Cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại khiến chị em phụ nữ sớm bị lão hóa. Thói quen đều đặn uống nước ấm kết hợp lối sống lành mạnh cho da dẻ căng mịn, kéo dài tuổi xuân.
– Hỗ trợ giảm cân: Cả nước ấm và nước lạnh đều có tác dụng giảm cân, nhưng nước nóng hỗ trợ đốt cháy calo, kích thích quá trình trao đổi chất mang lại hiệu quả giảm cân tốt hơn.
– Tăng lượng máu lưu thông lên não: Nước ấm giảm các nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch nhờ vào khả năng giãn nở mạch máu, lượng máu lưu thông nhanh hơn.
– Cải thiện hệ tiêu hóa: Nguyên nhân chính của chứng táo bón là do thiếu nước. Vì vậy, với những người thường mắc triệu chứng này cần tăng cường uống nước, đặc biệt là nước ấm để kích thích đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn.
– Đào thải chất độc trong cơ thể: Mỗi buổi sáng thức dậy uống nước ấm giúp cơ thể loại bỏ độc tố gây bệnh trong cơ thể ra ngoài. Khi uống, bạn có thể thêm vài lát chanh tươi để tăng thêm hiệu quả thải độc và phục hồi chức năng tế bào.
– Giảm stress: Cơ thể mất nước, nồng độ cortisol trong máu tăng lên khiến tinh thần căng thẳng, khó chịu. Bổ sung đầy đủ nước ấm đầy đủ giúp giảm stress, cải thiện chức năng hệ thần kinh.
– Giảm đau: Những cơn đau bụng ngày “rụng dâu” luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ. Uống nước ấm giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện lưu thông các huyết mạch, hạn chế các cơn co thắt, giảm đau hiệu quả, ngoài ra còn giảm tình trạng chuột rút, hỗ trợ giãn cơ khi bị chuột rút chân.
– Giảm nghẹt mũi: Nước ấm hoạt động như chất loại bỏ đờm tự nhiên khỏi đường hô hấp. Người đang mắc bệnh nghẹt mũi nên uống nước ấm để giảm triệu chứng.
3. Nên uống nước ấm hay nước lạnh?
Như đã đề cập bên trên, nước ấm và nước lạnh đều mang lại lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên sử dụng song song 2 loại nước này dựa theo từng thời điểm trong ngày và theo một số quy tắc sau đây để đạt được những tác dụng tốt nhất với cơ thể:
– Uống nước ấm sau khi vừa ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
– Tránh uống nước ấm sau khi tập thể dục vì lúc này nhiệt độ cơ thể đang cao. Tốt nhất là uống nước lạnh để điều hòa nhiệt độ cơ thể
– Hạn chế uống nước lạnh trong khi ăn vì có thể gây khó tiêu.